Thứ Năm, 19 tháng 10, 2017

Khối S Thi Môn Gì? Khối S Gồm Những Ngành Nào Cần Tìm Hiểu?

Khối S gồm những ngành nào? Tổ hợp các khối S? Khối S thi môn gì? Các bạn hãy tìm hiểu chi tiết về những thông tin trên trong bài viết dưới đây nhé.



Khối S là một trong những khối thi năng khiếu thuộc tổ hợp các khối thi đại học. Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có những thay đổi trong phương thức thi của một vài môn cũng như thêm mới vào các khối thi nhỏ. Nhiều bạn có tài lẻ, năng khiếu bẩm sinh hay đơn giản là có niềm đam mê đối với diễn xuất, điện ảnh nên lựa chọn khối S để tự phát triển lấy sở thích của bản thân.
khoi s
thí sinh dự thi khối sân khấu điện ảnh

Tổ hợp các khối S

   Không như các khối thi năng khiếu khác là khối R và khối H, đây đều là các khối năng khiếu về văn hóa thì khối S lại là khối thi năng khiếu dành riêng cho các diễn viên sân khấu nghệ thuật.
   Nghệ thuật diễn xuất chính là nghệ thuật biểu diễn các kỹ năng về diễn xuất, biểu cảm khuôn mặt, vận dụng các kỹ năng mềm vào đó và phải rèn luyện cả về giọng nói. Khối S không chỉ dành cho những ai đam mê về nghệ thuật này mà còn dành cho những người có khả năng tự tin để diễn thuyết trước đám đông. Học làm diễn viên sân khấu nghệ thuật chính là học kiểm soát và thích ứng với từng bối cảnh và làm chủ nó trong cuộc sống. Chính vì vậy, thí sinh muốn học ngành này hay rộng hơn là thí sinh muốn dự thi khối S nên củng cố sự tự tin của chính bản thân mình. Vậy khối S thi môn gì? Khối S gồm những ngành nào về diễn xuất?
   Sau những sự thay đổi về các khối thi đại học của Bộ GD&ĐT, khối S hiện nay được chia thành 2 khối nhỏ sau:
Khối S00 (Ngữ văn - Năng khiếu SKĐA 1 - Năng khiếu SKĐA 2)
Khối S01 (Toán - Năng khiếu 1 - Năng khiếu 2)
Hiện nay chỉ có 3 trường đại học tuyển sinh khối năng khiếu S đó là:
- Trường Đại Học Văn Hóa - Nghệ Thuật Quân Đội

Khối S gồm những ngành nào?

Có thể nói, với một khối nghệ thuật như khối S thì sẽ không chỉ đào tạo những ngành về diễn xuất mà bên cạnh đó sẽ còn những ngành khác liên quan đến lĩnh vực sân khấu điện ảnh. Với những thí sinh chưa có điều kiện để tìm hiểu khối S gồm những ngành nào, mình sẽ tổng hợp danh sách các ngành khối S cùng mã ngành kèm theo để các bạn có thể rõ hơn.

Danh sách các ngành khối S
Mã ngành
Tên ngành
52210227
Đạo diễn sân khấu
52210244
Huấn luyện múa
52210234
Diễn viên kịch - điện ảnh - truyền hình
52210243
Biên đạo múa
52210236
Quay phim điện ảnh
52210231
Lý luận, phê bình điện ảnh - truyền hình
52210235
Đạo diễn điện ảnh
52210235
Đạo diễn truyền hình
52210406
Thiết kế mỹ thuật sân khấu - điện ảnh
52210301
Nhiếp ảnh
52210233
Biên kịch điện ảnh - truyền hình
52210226
Diễn viên sân khấu kịch hát
52210236
Quay phim truyền hình

Khối S thi môn gì về năng khiếu?

Nhiều bạn vẫn chưa biết khối S thi môn gì về năng khiếu do chưa có thời gian để tìm hiểu. Đây cũng là thắc mắc của nhiều thí sinh muốn thi ngành diễn viên. Nghệ thuật diễn xuất đã đưa rất nhiều người đến với thành công, đặc biệt là nghệ thuật sân khấu điện ảnh.Vậy khối S thi môn gì?
Khối S có tổ hợp thi của 3 môn, trong đó có môn văn và 2 môn chủ đạo là năng khiếu điện ảnh (hệ số 2). 
Bên cạnh đó, điểm môn ngữ văn sẽ lấy từ điểm thi môn Văn trong kỳ thi THPT Quốc gia và 2 môn thi năng khiếu sẽ do các trường tuyển sinh tự tổ chức thi.

Hình thức và điều kiện thi môn năng khiếu

1. Điều kiện dự thi
- Ngành Diễn viên sân khấu điện ảnh, Diễn viên cải lương, Diễn viên chèo, diễn viên Rối: Yêu cầu: Nam cao từ 165cm trở lên, nữ cao từ 155cm trở lên. Thí sinh có ngoại hình cân đối, không có khuyết tật về hình thể và giọng nói, độ tuổi từ 17 tới 22 (riêng với Diễn viên chèo, Diễn viên cải lương, Diễn viên rối cần thêm giọng hát tốt). Diễn viên nữ dự thi không được mặc áo dài, không mặc váy và không được trang điểm.
- Ngành Biên đạo múa: Đã tốt nghiệp Trung cấp múa hoặc Cao đẳng múa.
- Ngành Biên đạo múa đại chúng: Đã tốt nghiệp THPT, có năng khiếu nghệ thuật múa, có hình thể đẹp.
- Ngành Quay phim điện ảnh: Thí sinh phải biết sử dụng máy ảnh cơ
2. Vòng sơ tuyển:
- Với các ngành Biên kịch, Đạo diễn, Quay phim, Lý luận & phê bình, Nhiếp ảnh, Âm thanh và Dựng phim sẽ thi kiến thức chung về văn hóa xã hội và văn học nghệ thuật.
- Với các ngành Diễn viên: Thí sinh tự chuẩn bị và trình bày một bài thi liên quan đến ngành mình đăng ký, một bài thơ hoặc 1 đoạn văn xuôi. Tự chuẩn bị và biểu diễn một tình huống không có nhân vật thứ 2, thời gian không quá 10 phút.
- Với các ngành Biên đạo múa, Huấn luyện múa: Kiểm tra năng lực múa cơ bản, thực hiện từ 1 đến 3 các động tác múa cổ điển châu Âu và từ 1 đến 3 tổ hợp múa dân gian Việt Nam theo yêu cầu, nghe nhạc và trình bày theo cảm xúc.
- Ngành Biên đạo múa đại chúng: Kiểm  tra hình thể bằng cách thực hiện một tổ hợp múa (16 nhịp) theo hướng dẫn của BGK về một trong 3 thể loại múa: Dân gian dân tộc, hiện đại hoặc khiêu vũ quốc tế, kiểm tra cảm xúc âm nhạc.
- Ngành Thiết kế mỹ thuật sân khấu điện ảnh hoạt hìnhThí sinh phải nộp kèm bài vẽ hình họa khi đăng ký dự thi ( bài thi điều kiện dự thi).
3. Vòng chung tuyển
Môn năng khiếu 1:
- Nhóm ngành Biên kịch: Viết sáng tác tiểu phẩm điện ảnh (hệ số 2)
- Nhóm ngành Biên tập(hs2) , Đạo diễn(hs2), Quay phim(hs1), Lý luận & phê bình điện ảnh -truyền hình(hs2), Âm thanh(hs1), Công nghệ dựng phim(hs1): Xem phim và viết bài phân tích phim.
- Nhóm ngành Nhiếp ảnh: Viết bài phân tích tác phẩm nhiếp ảnh(hs1)
- Ngành Lý luận & phê bình Sân khấu: Xem băng hình vở diễn và viết bài phân tích (hs2).
- Đạo diễn Âm thanh - Ánh sáng sân khấu: Viết ý tưởng thiết kế âm thanh, ánh sáng cho một tình huống kịch (hs1)
- Đạo diễn sự kiện - Lễ hội: Viết đề cương một kịch bản lễ hội (hs1)
Môn năng khiếu 2:
- Nhóm ngành Biên kịch, Đạo diễn, Lý luận và phê bình, Âm thanh, Công nghệ dựng phim: Thi vấn đáp
- Nhóm ngành Quay phim, Nhiếp ảnh: Thực hành chụp ảnh
* Vòng chung tuyển của nhóm ngành Diễn viên kịch: Biểu diễn một tiểu phẩm sân khấu theo đề thi.
* Vòng chung tuyển của nhóm ngành Diễn viên chèo, cải lương, rối: Hát theo nhạc chuyên ngành và theo cữ giọng quy định, kiểm tra thẩm âm, tiết tấu cảm, múa các động tác theo yêu cầu của BGK và biểu diễn 1 tiểu phẩm sân khấu theo đề thi
* Vòng chung tuyển của nhóm ngành Biên đạo múa, Huấn luyện múa: Trình bày một tiểu phẩm theo đề thi (2 đến 3p) không sử dụng quá 2 diễn viên và thí sinh phải trực tiếp tham gia trình bày.

Trên đây là toàn bộ thông tin về khối S thi môn gì, các trường đại học tuyển sinh khối S và cũng như giúp các bạn thí sinh còn chưa biết khối S gồm những môn nào, khối S thi môn gì có những cái nhìn tổng quan hơn và nắm rõ về điều kiện dự thi cùng các môn thi năng khiếu của khối S. Nếu các thí sinh còn điều gì chưa hiểu hãy để lại comment để được giải đáp chi tiết. Chúc các thí sinh có một mùa thi may mắn và đạt được thành công ngoài mong đợi. 

Xin Lưu Ý:

Mọi thông tin thắc mắc về tuyển sinh quý phụ huynh và các em học sinh có thể đặt câu hỏi bên dưới hoặc liên hệ tới số để được hỗ trợ và hướng dẫn

Giờ hành chính từ : Thứ 2 đến Thứ 7 từ 7h'30 phút đến 18h00 Hàng ngày.

Điện Thoại Hỗ trợ Hotline 24/7:

1 nhận xét:

  1. Dạ cho em hỏi, em là sinh viên năm nhất của trường đại học Văn Lang, hiện tại e muốn thi vào trường sân khấu điện ảnh thì phải làm hồ sơ như thế nào v ạ ?

    Trả lờiXóa

Bài viết liên quan:

Tin Mới Đăng

Designed By Vietnam Education